Trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện các bài viết, video chia sẻ về việc hàng loạt các xe máy bị trộm mất IC, khiến chủ xe không thể khởi động và sử dụng xe. Nhiều người đến nay vẫn không hiểu IC xe máy là gì và tại sao bộ phận này lại bị các đối tượng trộm cắp thường xuyên nhắm đến.
IC xe máy là gì
IC xe máy tuy là một bộ phận có kích thước vô cùng nhỏ, nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng. Bất kỳ chiếc xe nào dù là xe số hay xe ga thì đều cần có IC.
IC hay còn gọi là Integrated Circuit, là một bộ phận “chip điện tử” có tác dụng điều khiển toàn bộ hệ thống mạch trên xe máy. Ngoài cái tên IC, các thợ sửa xe hay người tiêu dùng còn gọi bộ phận này với cái tên ECU – hệ thống điều khiển điện tử, hộp đen…và nhiều tên gọi đơn giản khác xuất phát từ chức năng của nó như: bộ phận đánh lửa, cục đánh lửa…
IC của xe máy nằm ở đâu
Một điều chắc chắn rằng chiếc xe máy nào cũng cần có IC, tuy nhiên tùy từng vào loại xe mà chúng được đặt ở những vị trí khác nhau. Chẳng hạn như:
- Nằm ở dưới yên xe
- Ở dưới yên xe nhưng hơi chếch về phía bên phải của cốp xe
- Có thể được đặt ở mặt nạ phía trước của xe và được cố đi bằng ốc vít và trang bị thêm đai sắt bảo vệ bên ngoài
- Bên trong mặt nạ, nằm bên phải đầu xe
Vị trí của IC rất quan trọng, nó quyết định đến sự an toàn của IC. Nếu như IC xe bạn được đặt ở một vị trí dễ dàng thấy và tháo lắp, sẽ tạo điều kiện cho bọn trộm nhanh chóng lấy được IC mà không tốn thời gian.
Vai trò của IC xe máy
IC xe máy là bộ phận xử lý và thực hiện các thao tác từ người dùng. Nếu cục IC bị hỏng thì mọi yêu cầu của bạn thực hiện với xe sẽ không có phản hồi. Để dễ hiểu hơn về công dụng của IC, hãy tham khảo những trường hợp mà chúng tôi đề xuất dưới đây.
Ví dụ như ngay khi bạn nhấn nút khởi động, IC sẽ nhận tín hiệu rồi điều khiển xe máy, bơm nhiên liệu vào hệ thống để thực hiện lệnh khởi động. Đó chính là tác dụng dễ thấy nhất của IC. Chính vì thế mà khi mất đi bộ phận này bạn sẽ không thể khởi động hay thực hiện các lệnh đối với xe.
Nếu như coi chiếc xe là một con chiến mã, thì IC lúc này như 1 bộ não tiếp nhận mọi thông tin, tham gia trực tiếp vào quá trình điều khiển, quyết định các hoạt động. Chính vì thế, dù bạn có sở hữu nhiều chiếc xe máy mà IC không có, hay bị hỏng, thì cũng chỉ là đống phế liệu không thể di chuyển.
IC của xe máy có cấu tạo và nguyên lý như thế nào
Nhìn vào một IC xe máy, bạn cần biết được cấu tạo cũng như cách thức vận hành của nó.
Cấu tạo IC xe máy
IC xe máy có cấu tạo chính là bộ phận kích lửa, ngoài ra nó còn được cấu tạo từ các loại dây tương ứng với từng chức năng cụ thể như:
- Dây kích (là loại dây có màu xanh dương và sọc dài màu vàng)
- Dây mobin sườn (hầu hết các loại dây sườn đều có màu đen và sọc vàng)
- Dây mobin lửa (màu đen sọc đỏ)
- Dây mass (loại dây màu xanh lá cây)
- Dây tắt máy.
Ở trên là những bộ phận chính mà hầu hết IC nào cũng cần có. Tuy nhiên, từng vào loại dây và chức năng khác nhau mà mỗi bộ phận IC của các dòng xe cũng có sự khác nhau. Sự khác nhau phổ biến nhất của các IC phụ thuộc vào số lượng dây ít hoặc nhiều.
Nguyên lý hoạt động IC xe máy
Hiểu rõ hơn về cấu trúc xe hệ thống máy móc và nguyên lý hoạt động của từng chi tiết trong bộ phận IC của xe máy luôn là những yếu tố không thể thiếu. Nó sẽ giúp bạn có thể bắt bệnh và xử lý chính xác hơn bộ phận mà mình đang sở hữu.
IC xe máy hoạt động bằng cách đánh lửa để kích hoạt hệ thống ở xe và giúp xe khởi động. Ngoài ra, IC còn điều khiển các tia lửa điện từ bugi xe. Cùng với đó, nó hoạt động song song với tốc độ quay của máy. Do đó mà xe máy có thể hoạt động nhờ IC tạo ra sự nổ tại động cơ đốt trong và có tác dụng hỗ trợ cho piston xe chuyển động, lăn bánh.
Làm thế nào để chống trộm IC xe máy
Vì IC có rất nhiều công dụng và là 1 bộ phận quan trọng không thể thiếu cho xe máy, nên ngày nay, tình trạng xe máy bị trộm mất IC là hiện tượng xảy ra rất thường xuyên. Các tên trộm vô cùng tinh vi và nhanh nhẹn, thêm vào đó là việc tháo dỡ IC của những dòng xe bây giờ lại khá dễ dàng.
Do đó, cách chống trộm IC xe máy ngày càng được quan tâm. Có rất nhiều biện pháp bảo vệ có thể kể đến như:
- Đặt IC ở một vị trí khác so với vị trí bạn đầu trên xe. Điều này sẽ khiến bọn trộm cặp gặp hoang mang và không thể lấy đi IC một cách nhanh chóng.
- Sử dụng các bộ vít chuyên dụng, cố định và bảo vệ IC khiến IC khó tháo rỡ hơn.
- Lắp đặt thiết bị chống trộm – tuy phương pháp này có chút tốn kém nhưng lại đem lại hiệu quả lớn, bảo vệ IC an toàn một cách tối đa. Giá thành hiện nay chỉ rơi vào khoảng 100-200 nghìn đồng.
Những lỗi hỏng trong IC và cách kiểm tra
IC xe máy có vai trò rất quan trọng trong quá trình khởi động xe. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng xe lâu dài thì người dùng không tránh khỏi những lúc gặp trục trặc với bộ phận này. Những lỗi hỏng đó là gì? Cùng tìm hiểu những lỗi hỏng IC thường gặp nhất qua những thông tin dưới đây.
Mất điện ở trong mạch điện sơ cấp IC xe máy
Ở trường hợp này, nguyên nhân chủ yếu do các đầu dây nối không tốt, đứt, mục nát làm cản trở cuộn dây biến áp đánh lửa. Công tắc cũng bị hỏng. Dẫn đến tình trạng mất điện trong mạch điện sơ cấp.
Máy phát điện của xe qua một thời gian dài sử dụng nhưng không được nạp điện, hay ắc quy hết điện cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, khiến máy không hoạt động được.
Ngoài ra, mạch điện sơ cấp cũng có thể bị chạm mát phía trong dây dẫn, hoặc do biến áp đánh lửa. Các cảm biến cấp tính hiệu cho IC bị hỏng, từ đó mà hộp IC bị trục trặc, không thể xử lý hết các lệnh đến từ người dùng.
Tình trạng này xảy ra khi người dùng quên tắt máy và để động cơ nổ trong một thời gian dài, khiến nguồn điện tiêu hao hết điện trong bình ắc quy. Bên cạnh đó, khi sử dụng bình ắc quy lâu ngày cũng có thể bị hỏng và mất đi khả năng tích tụ điện, do đó để khởi động xe cần kích điện ắc quy thì xe mới có thể chạy.
Mất điện mạch thứ cấp
Khe hở sai quy định, bugi bị hỏng là nguyên nhân chính dẫn đến mạch thứ cấp bị mất điện. Ngoài ra, cũng có thể do nguồn điện cao áp bị mất tại đầu biến áp đánh lửa hoặc con quay chia điện. Nếu các đầu dây mạch điện thứ cấp không có 1 khoảng cách hợp lí và không được tiếp xúc tốt, cũng có thể làm mất mạch điện tại đây.
Sai lệch thời điểm đánh lửa
Tình trạng này chủ yếu là do đặt sai phần đánh lửa, cơ cấu điều chỉnh góc đánh lửa tự động chỉnh sai lệch hoặc bị hư hỏng. Ngoài ra, việc trong buồng máy có nhiều than muội, khiến bugi đánh lửa quá sớm và sai quy định. Bên cạnh những tác nhân ảnh hưởng như ở trên, còn một số nguyên nhân khách quan khác cũng có thể khiến IC bị hư hỏng như: chuột cắn, dính nước, chập điện…
IC xe máy và những vấn đề liên quan
Nhiều người mặc dù đã sử dụng xe máy rất lâu và tưởng chừng là am hiểu hết các bộ phận trên thiết bị động cơ của mình, tuy nhiên lại không phải như thế. Mọi người thường đưa ra rất nhiều câu hỏi liên quan đến IC với những hiện tượng thường gặp như dưới đây.
Khi nào thì biết IC xe máy hỏng
Với tần suất hoạt động liên tục, nên bộ phận này rất dễ xảy ra hư hỏng trong quá trình sử dụng. Mà giá thành của nó trên thị trường thì không hề rẻ. Do vậy mà nếu bạn phát hiện kịp thời các dấu hiệu thì bạn sẽ tiết kiệm được 1 số chi phí sửa chữa.
- Xe dễ chết máy, tần suất xe chết máy ngày càng nhiều.
- Không dễ dàng để khởi động xe nổ
- Mặc dù đã khởi động được xe, nhưng lại phát ra những âm thanh lạ.
- Trong quá trình di chuyển, xe có hiện tượng bị giật.
Nhìn chung, các tình trạng trên đều có thể dễ dàng nhận biết được. Thậm chí đây là một tình trạng thường xuyên gặp phải, chỉ cần bạn để ý một chút là có thể nhận ra ngay được vấn đề mà xe mình đang gặp phải.
Giá cả IC xe máy
Giá thành của một chiếc xe máy chính hãng không hề rẻ, tuy nhiên bạn không có sự lựa chọn nào khác khi bộ phận này bị hư hỏng. Bởi đây là bộ phận giúp xe hoạt động ổn định trong một thời gian dài. Hãy chọn những nơi có sản phẩm được nhập trực tiếp từ các nhà máy sản xuất và không qua trung gian. Đây sẽ là địa điểm có giá thành tốt nhất tại mọi thời điểm cho bạn.
Khi điểm qua các giá cả về IC phổ biến hiện nay trên thị trường, bạn sẽ thấy rằng hầu như các IC của xe số hoặc xe tay côn sẽ rẻ hơn các dòng xe tay ga. Nếu như giá IC của các loại xe như: Honda Wave, Yamaha Sirius… thì thường sẽ dao động từ 600.000-1.000.000 Việt Nam đồng.
Còn đối với các dòng xe tay ga, IC thường có giá dao động từ 2.000.000-4.000.000 Việt Nam đồng. Thậm chí đối với nhiều dòng xe tay ga cao cấp, IC có thể lên tới ngưỡng 8.000.000 đồng.
Chính vì giá cả cao như vậy và lại là 1 bộ phận quan trọng, nên các tên trộm thường xuyên nhòm ngó đến và chúng đa số đều hiểu rõ nguyên lý hoạt động, cũng như vị trí đặt IC để có thể dễ dàng lấy đi một cách nhanh nhất.
Kết luận
Hy vọng với những thông tin trên của chúng tôi về IC xe máy, bạn sẽ hiểu được cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động. Từ đó mà biết cách đưa ra những biện pháp chống trộm tốt nhất, bảo vệ IC, tránh mất oan tiền.