Khi Bugi xe máy bị hỏng thì xe thường sẽ bị tình trạng sau: khó nổ máy, có mùi khét khi xe chạy, khói xanh xám từ pô xe,.. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu quá bài viết dưới đây về tác dụng, cấu tạo và cách kiểm tra xem Bugi của xe máy sẽ bị sao nếu hỏng, để giúp người điều khiển xe máy dễ dàng nhận ra và khắc phục được tình trạng hư hỏng của xe trong trường hợp cần thiết.
Bugi xe máy là cái gì?
Bugi xe máy là một chi tiết vô cùng quan trọng và không thiếu được hay hư hỏng ở bất kỳ xe máy nào, bất kể là xe tay ga hay xe số. Bugi thường được nhà sản xuất đặt ở tại gầm xe hoặc một số nơi khác để ở giữa 2 yếm trước của xe.
Bugi sẽ là bộ phận cung cấp các tia hồ quang để đốt cháy hỗn hợp khí như là nhiên liệu và không khí đã được nén tại áp suất cao. Tia lửa điện của Bugi là phải thật sự mạnh và phát điện ra đúng lúc để đốt cháy nhiên liệu triệt để, giúp động cơ hoạt động được tốt hơn. Ngoài ra, nhờ Bugi mà người điều khiển có thể kiểm tra các lỗi hỏng liên quan đến các động cơ xe máy.
Tại buồng đốt cháy, hỗn hợp gồm xăng và không khí đã được nạp đủ từ bộ chế hoà khí. Lúc này Bugi sẽ tạo ra tia lửa điện giữa 2 điện cực bên trong cấu tạo của nó để đốt cháy hỗn hợp bên trong buồn đốt đó làm cho xe nổ máy. Và nếu xe bạn không thể nổ máy đồng nghĩa xe của bạn đang bị hư hoặc gặp vấn đề cần được sửa chữa.
Cấu tạo Bugi xe máy như thế nào?
Theo thông thường Bugi của xe máy sẽ được cấu tạo chính từ 3 bộ phận đó là: điện cực, vỏ cách điện, dung tích của khoảng trống.
Điện cực của Bugi xe máy
Điện cực còn có tên khác là điện cực trung tâm hoặc điện cực dương, đó chính là nơi lửa điện được đốt lên và tạo ra. Vậy nên các nhà sản xuất Bugi dùng các vật liệu cơ học có tính bền cao và khả năng chống bị ăn mòn tốt để giúp tia lửa điện hoạt động tốt được trong nhiều môi trường khắc nghiệt khác nhau.
Lõi điện cực được làm chính từ đồng, phần đầu cực là nơi phóng ra tia lửa điện và được làm từ Niken, crom và mangan.
Vỏ cách điện của Bugi
Bộ phận cách điện của Bugi được làm từ oxit nhôm và đảm bảo dòng điện cao áp không rò rỉ từ bên ngoài. Đồng thời vỏ cách điện phải đạt được yêu cầu về độ bền cơ học, có khả năng chịu nhiệt và áp suất nén tốt.
Ngoài ra các nhà sản xuất ra Bugi xe máy còn tạo ra các nếp nhăn sóng trên vỏ thân cách điện. Nên từ đó có thể ngăn được trường hợp phóng điện cao áp từ bộ phần đầu Bugi xuống kim loại.
Dung tích khoảng trống Bugi xe máy
Dung tích của khoảng trống thực ra là khoảng không gian giữa 2 điện cực. Nếu như khoảng trống càng lớn thì khả năng tản nhiệt kém và ngược lại. Vậy nên Bugi xe máy được chia thành 2 loại đó là Bugi nóng và Bugi lạnh.
- Bugi nóng: Khả năng tản nhiệt chậm và nhanh chóng bị nóng. Bugi nóng được ứng dụng cho các loại xe máy có tỉ số nén và tốc độ động cơ thấp. Dòng Bugi nóng cũng được sử dụng cho các loại xe chạy quãng đường ngắn hoặc có tải nhẹ.
- Bugi lạnh: Khả năng tản nhiệt nhanh và dễ nguội. Bugi lạnh dùng để sử dụng cho các loại động cơ có tỉ số nén cùng tốc độ cao. Đặc biệt là các dòng xe chạy với tốc độ lớn và quãng đường dài, tải nặng.
Tác dụng của Bugi xe máy
Tác dụng chính của Bugi xe máy chính là tạo ra được tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp của xăng và không khí trong động cơ từ hoà khí được đổ vào buồng đốt. Tuy nhiên tác dụng chính và quan trọng nhất của Bugi chính là phát ra tia lửa điện giữa 2 điện cực.
Hỗn hợp xăng và không khí đốt cháy trong buồng đốt làm tăng nhiệt độ nhanh chóng lên đến 2.500 độ C cùng áp suất nén 50kg/cm2. Vậy nên Bugi của xe máy là bộ phận luôn luôn hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt. Chính vì vậy nên cấu tạo của Bugi cần có độ bền cao và khả năng chịu nhiệt tốt nhất. Đặc biệt cần có áp suất tốt để dễ dàng tạo ra tia lửa điện trong xe luôn ổn định và mạnh nhất.
Vị trí của Bugi trên xe máy
Thông thường Bugi xe máy sẽ được nằm ở gầm xe, giữa 2 yếm trước của xe máy. Đây chính là vị trí dễ tìm kiếm đối với xe số và rất khó tìm với xe tay ga. Vậy nên, đối với các dòng xe tay ga, người dùng cần phải tháo yếm xe ra mới có thể tìm thấy Bugi. Bạn cần đem đến các trung tâm sửa chữa xe máy để họ biết được và giúp bạn tìm ra vị trí của Bugi trên xe máy của bạn.
Những dấu hiệu cho thấy Bugi đã bị hư hỏng
Có rất nhiều dấu hiệu khác nhau về xe máy đã bị hư Bugi và có rất nhiều cách để người điều khiển có thể nhận ra được để kịp thời sửa chữa giúp xe không bị hư nhiều hơn.
Xe nhả rất nhiều khói đen khi đề máy
Khi người sử dụng phát hiện pô xe máy của mình nhả ra nhiều khói đen thì lập tức cần kiểm tra Bugi. Nếu Bugi đã bị đen và khô thì chứng tỏ Bugi đã bị lỗi. Tỷ lệ nhiên liệu nhiều hơn so với tỷ lệ của không khí trong buồng đốt hoặc bộ phận bướm gió bị kẹt.
Đó là những nguyên nhân gây ra hiện tượng xe nhả ra nhiều khói đen. Người sử dụng có thể khắc phục được các sự cố này đó là thay các Bugi mới và điều chỉnh lại tỷ lệ nhiên liệu và xăng trong buồng đốt.
Xe không nổ và có mùi khét khi sử dụng
Khi xe không khởi động được sẽ có khói màu xanh nhả ra ở pô xe, người lái nên kiểm tra nhanh chóng Bugi. Đây là dấu hiệu cho thấy dầu đã bị lọt vào xi lanh và bị đốt. Tạo ra bụi bám ở Bugi cản trở quá trình đánh lửa và làm Bugi bị hỏng.
Bugi có màu trắng
Trong một số trường hợp khác, Bugi bị hỏng thường có màu trắng. Nguyên nhân chính là do hệ thống làm mát động cơ bị hư hỏng gây ảnh hưởng đến Bugi. Để hạn chế được sự cố này, người dùng cần kiểm tra và sửa lại bộ phận làm mát.
Xe thường xuyên chết máy và khởi động ra mùi khét.
Hiện tượng xe chết máy và có mùi khét khi khởi động xe xuất phát ra từ nguyên nhân khoảng đánh lửa của Bugi quá lớn. Bugi sử dụng trong một thời gian dài không được kiểm tra và làm mới thường xuyên. Khiến cho động cơ bị yếu dần vì phải cung cấp quá nhiều điện để đánh lửa. Cách khắc phục sự cố này là thay Bugi mới.
Bugi đã bị mòn
Khi Bugi đã bị khoảng nhiệt không phù hợp, thời gian đánh lửa quá sớm hoặc không đủ lượng dầu để bôi trơn,.. là nguyên nhân chính và lớn nhất khiến cho Bugi bị mòn cần theo thời gian. Người điều khiển xe máy ngay lập tức cần phải thay Bugi mới và kiểm tra bộ phận liên quan của Bugi để làm mát các động cơ giúp xe tránh được tình trạng hư hỏng xảy ra.
Cách bảo dưỡng Bugi khi bị hư hỏng
Thông thường, mỗi khi xe chạy trên đường được khoảng 2000km, chúng ta nên kiểm tra tình trạng của Bugi xe máy để xem có còn hoạt động tốt hay không. Kiểm tra bằng mắt thường thì thông qua màu sắc của Bugi.
Đồng thời có thể kiểm tra bằng cách tháo Bugi ra khỏi xe máy. Đầu tiên dựng chống xe, vệ sinh khu vực xung quanh của Bugi, rút dây cao áp ra khỏi Bugi. Dùng tròng tháo Bugi ra và làm sạch bụi bẩn đi, ngâm lại vào xăng để đảm bảo sạch sẽ rồi để khô. Vệ sinh thật nhẹ nhàng để không làm vỡ sứ cách điện.
Những loại Bugi phổ biến nhất hiện nay
Căn cứ vào các chỉ số nên chia Bugi xe máy thành 2 loại Bugi nóng và Bugi lạnh. Như đã nói ở trên thì trong khoảng từ 2 đến 12, chỉ số nhiệt càng tăng thì Bugi sẽ càng lạnh. Còn tản nhiệt càng xanh thì Bugi cùng sẽ càng lạnh.
Nên việc lựa chọn ra Bugi phù hợp với xe giúp xe hoạt động êm ái và sử dụng thời gian lâu hơn. Bugi nóng thì thường dùng cho các xe có phân phối thấp như là Honda, Wave, Future,…
Còn xe Bugi lạnh dùng cho các dòng xe có phân phối lớn như là SH, Exciter,… Khi cần thay bạn nên chọn thương hiệu nổi tiếng và tốt như là Denso, Bosch và NGK. Giá của Bugi xe máy từ 60.000 đến vài trăm hoặc vài triệu đồng, Điều này phụ thuộc vào loại và thương hiệu của Bugi.
Bao lâu thì thay Bugi của xe máy được
Thông thường khi xe đã đi được từ 13.000 km đến 16.000km thì bạn nên đi thay Bugi mới một lần. Nhưng có một số trường hợp đặc biệt bạn vẫn nên thay Bugi mới dù xe chưa đạt tới mức km đó:
- Màu của các sứ điện xung quanh điện cực trung tâm Bugi có màu nâu nhạt nhạt.
- Bugi có dấu hiệu đã bị ăn mòn
- Bugi bị kín và có quá nhiều cặn carbon
Bugi chính là một bộ phận rất đặc biệt trong xe máy. Tuy nhiên việc sửa chữa và kiểm tra lỗi hư hỏng của Bugi không hề đơn giản. Nó cần phải có người có chuyên môn cao để thực hiện được. Tốt nhất bạn nên đem xe ra trung tâm sửa chữa hoặc bảo dưỡng xe máy, các cơ sở uy tín để bảo hành và kiểm tra xe nếu chúng có dấu hiệu hư hỏng.
Tốt hơn nữa nếu bạn đi được từ 6.500km đến 8.000km bạn nên chủ động đi kiểm tra Bugi định kỳ để đảm bảo xe bạn luôn được an toàn và không hư hỏng bất cứ điều gì.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ hiểu hơn về các đặc điểm, vai trò và cách nhận biết của Bugi xe máy. Nếu có thắc mắc gì hay cần sửa chữa Bugi bạn cần liên hệ ngay đến trung tâm bảo dưỡng xe máy gần nhất để kịp thời sửa chữa cho xe đi được tốt và bền lâu hơn. Hy vọng bạn có thể biết và chủ động đi sửa nếu Bugi của xe bạn bị hư hỏng từ các dấu hiệu đã được nêu ở bài viết trên.